Mẹ ngỡ ngàng vì con bụ bẫm nhưng vẫn còi xương
Chị M.Trang thấy con mình có cân nặng hơn các bạn cùng lứa tuổi, nên khá yên tâm cho rằng con mình phát triển đạt chuẩn. Nhưng, khi cho con đi khám dinh dưỡng, chị ngỡ ngàng khi bác sĩ kết luận con bị còi xương. Mà nguyên nhân khiến con chị bị còi xương lại không hề xa lạ với các mẹ. Cùng Isopharma tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng còi xương nhé!
1.Tìm hiểu về trẻ còi xương thể bụ bẫm
Thế nào là bệnh còi xương
Bệnh còi xương hay còn gọi là bệnh nhuyễn xương hay mềm xương. Nguyên nhân chính là thiếu vitamin D, vitamin K. Vì thế mà canxi, phốt pho, các vi chất dinh dưỡng cần thiết không được hấp thu từ đó gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ, dẫn đến rỗi loạn biến dạng ở xương. Có rất nhiều mẹ nhầm lẫn giữa khái niệm Suy dinh dưỡng và Còi xương. Các mẹ luôn nghĩ rằng “còi xương” thì chỉ những trẻ nhìn bé nhỏ mới còi xương nhưng thực tế tình trạng này xảy ra ở cả những trẻ bụ bẫm, thừa cân.
Biểu hiện trẻ còi xương:
Nếu thấy con mình có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ nên cho con đi khám dinh dưỡng một cách cẩn thận để có biện pháp can thiệp kịp thời:
- Mọc răng chậm.
- Tóc rụng vành khăn.
- Chiều cao tăng chậm trong một thời gian dài.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, vòng đầu phát triển hơn vòng ngực khá nhiều.
- Trán trẻ thường bị rô nhiều.
- Lồng ngực có rãnh, nhìn kĩ thấy có các sụn nổi cục lên đầu các xương sườn.
- Cẳng chân phình ra do sụn đầu xương ống khá phát triển.
- Trẻ được sau 1 tuổi, chân vòng kiềng, chân đi chữ bát, đây là dấu hiệu dễ dàng phát hiện nhất ở những trẻ bị còi xương.
- Nhiều trẻ còn hay bị co giật do hạ canxi – huyết gây nên
Thực tế với những trẻ càng mau lớn thì nguy cơ còi xương càng cao, bởi trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng quan trọng đối với hệ xương càng lớn. Đặc biệt, đối với những trẻ bụ bẫm, bhu cầu canxi, phốt pho, vitamin D lại cao hơn những trẻ bình thường, nhưng thường lại không được đáp ứng đủ, bởi vậy gây ra những tổn thương ở xương. Và còi xương thể bụ bẫm là bệnh hay xảy ra ở những trẻ thừa cân béo phì.
Nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương thể bụ bẫm:
- Như trên chúng tôi đã đưa ra, trẻ bị còi xương nguyên nhân chính là do trẻ thiếu vitamin D vì ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, và không uống vitamin D đầy đủ. Trường hợp của chị M.Trang là một ví dụ điển hình. Gia đình chị kiêng khem cho con quá mức, ít khi cho con ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đồng thời chị thường quên bổ sung vitamin D cho con hàng ngày.
- Còi xương còn do chế độ ăn uống của trẻ quá nhiều muối gây đào thải vitamin D ra ngoài qua đường nước tiểu.
- Trẻ được cho ăn dặm quá sớm, sẽ gây ức chế hấp thu canxi vào cơ thể.
- Chế độ ăn quá nhiều chất bột sẽ gây rối loạn chuyển hóa, và còn gây ức chế hấp thụ canxi vào cơ thể.
- Giải pháp nào cho trẻ còi xương?
Các chuyên gia khẳng định một chế độ ăn uống tốt và cân nặng lên đều không có nghĩa là trẻ không bị còi xương. Và điều tiên quyết để phòng tránh còi xương cho trẻ đó là cha mẹ không thể quên bổ sung vitamin D cho con. Vitamin D chính là chất quan trọng để dẫn dắt các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là Canxi. Cha mẹ có thể bổ sung cho con bằng đường uống hoặc cho con tắm nắng thường xuyên. Việc cho trẻ tắm nắng là rất cần thiết. Sau khi sinh 2 tuần, nên cho trẻ ra tắm nắng 15-20 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Khi tắm nắng, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài. Nếu như cha mẹ bận rộn, không thể cho con tắm nắng cũng như thường quên cho con uống vitamin D hàng ngày thì Isopharma khuyên cha mẹ nên sử dụng vitamin D liều cao như sản phẩm D3 BONE WETOP. Với liều lượng 100.000 đơn vị trong 1 ống 1ml, trẻ sẽ được cung cấp đủ lượng vitamin D cho 3 tháng, có thể sử dụng cho trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh. Chị M.Trang cũng là một mẹ bỉm sữa bận rộn nên chị thường quên cho con uống D3 mỗi ngày, nhưng từ khi chị biết đến sản phẩm D3 Bone Wetop, chị vô cùng yên tâm khi con chị được bổ sung vitamin D đầy đủ để có thể hấp thu các dưỡng chất quan trọng, giúp con thoát khỏi tình trạng còi xương.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng vô cùng quan trọng:
- Cần tăng cường các loại rau củ quả, nhưng cần lưu ý là những loại rau củ quả ít đường, ít năng lượng và phải giàu vitamin khoáng chất để trẻ được bổ sung đầy đủ vi chất thiết yếu mà không bị tăng cân.
- Chế độ ăn của trẻ còi xương không thể thiếu các loại thịt, cá, tôm, hải sản… nhưng cha mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm này phải giàu đạm nhưng ít năng lượng, ít chất béo. Bởi vì những thực phẩm nhóm này rất giàu canxi, giàu kẽm… những dưỡng chất không thể thiếu trong sự phát triển của hệ xương.
- Sữa vẫn được coi là nguồn cung cấp canxi dồi dào nhất cho những trẻ bị còi xương, nhưng với trẻ còi xương thể bụ bẫm cũng không thể bỏ qua nguồn canxi khổng lồ này bằng cách uống những loại sữa tách béo hoặc sữa không đường, để lượng canxi vẫn cao mà trẻ lại không bị tăng cân.
Hi vọng qua bài viết trên, cha mẹ đã nắm được nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp để phòng ngừa bệnh còi xương cho con. Một lần nữa xin lưu ý các cha mẹ không thể quên bổ sung vitamin D đầy đủ cho con nhé. Nếu cha mẹ cần tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ với chúng tôi nhé!